Các dự án cộng đồng nổi bật, năm học 2022-2023

Dự án cộng đồng (Community Project) là một trong các hoạt động quan trọng tại Quỹ hỗ trợ tài năng Lương Văn Can (LVCF). Tham gia chương trình sẽ là cơ hội để các bạn sinh viên có thể rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, nâng cao năng lực lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện dự án; cũng như có thêm các hiểu biết thực tế về các cộng đồng đang cần hỗ trợ, các vấn đề đang cần giải quyết tại Việt Nam. Thông qua hoạt động của chính các bạn sinh viên, LVCF hy vọng sẽ làm lan tỏa tinh thần trao tặng và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng, của xã hội; ngay cả khi điều kiện bản thân còn nhiều khó khăn.

Chương trình Dự án cộng đồng, năm học 2022-2023 đã nhận được 18 ý tưởng, dự án đăng ký với đa dạng hình thức thể hiện. 18 ý tưởng, dự án được chia thành 2 nhóm hoạt động là:

  • Hoạt động cá nhân/ nhóm sinh viên Quỹ
  • Hoạt động kết hợp với các tổ chức xã hội ở vai trò hỗ trợ

Xuyên suốt chương trình, Quỹ Lương Văn Can luôn đồng hành và hỗ trợ các nhóm khi triển khai ý tưởng cũng như giải quyết các vấn đề mà nhóm gặp phải trong thực tế.

Sau 6 tháng triển khai, đến nay chương trình đã đi đến hồi kết. Các dự án nổi bật trong buổi tổng kết là những dự án đáp ứng được tiêu chí đánh giá mà chương trình đặt ra, bao gồm:

Đối với dự án cá nhân/ nhóm sinh viên Quỹ:

  • Đạt các chỉ tiêu do nhóm/ cá nhân đề ra
  • Có các cải tiến, phương pháp hoạt động để nâng cao hiệu quả một hoạt động tại Quỹ tốt hơn trước
  • Trả lời được 1 câu hỏi/ vấn đề cụ thể của cộng đồng

Đối với các sinh viên hỗ trợ hoạt động tại các tổ chức xã hội:

  • Hoàn thành các yêu cầu mà các cơ sở đặt ra
  • Có phản hồi từ người hướng dẫn/ giám sát trong quá trình tham gia hoạt động tại cơ sở

Cùng Quỹ Lương Văn Can điểm qua 13 dự án nổi bật của chương trình Dự án cộng đồng, năm học 2022-2023. Chúng tôi hy vọng, qua hoạt động này của Quỹ, các bạn sinh viên đã có cho mình nhiều trải nghiệm và nhiều sự thấu hiểu hơn đối với cộng đồng của chính bản thân mình.

 

HOẠT ĐỘNG CÙNG TỔ CHỨC ROOM TO READ

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Nguyễn Minh Như Thủy – Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Đồng hành cùng Room to read Việt Nam, sinh viên Lương Văn Can sẽ đảm nhiệm các hoạt động truyền thông nhằm truyền tải thông điệp của tổ chức Room to Read Vietnam đến với các cộng đồng, xã hội, nhà tài trợ, các doanh nghiệp và những tổ chức khác. 

HOẠT ĐỘNG CÙNG “QUỸ TÌNH THÂN – TINH THAN FOUNDATION”

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Nguyễn Thị Ngọc Hân – Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Đồng hành cùng dự án của Quỹ Tình thân, sinh viên Quỹ sẽ cùng tham gia các hoạt động vì nhóm dân cư khó khăn khu vực Bình Thạnh và Gò Vấp, chủ yếu là phụ nữ. Thông qua việc trao các phần vốn cho nhóm người cần, Quỹ Tình Thân tạo cơ hội để người tham gia vừa có được số tiền để trang trải cuộc sống, vừa có động lực để đầu tư, cải thiện hoàn cảnh gia đình

HOẠT ĐỘNG CÙNG CHIR – TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN Y TẾ

NHÓM THỰC HIỆN:

  1. Trần Thị Thanh Dung – Đại học Công nghệ thông tin – ĐHQG-HCM
  2. Phan Thị Mỹ Hằng – Đại học Ngoại thương CSII, TP.HCM

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Mục tiêu tham gia là để lan tỏa tinh thần tích cực học tập – tích cực chia sẻ, hỗ trợ các bạn sinh viên và nhân viên y tế có thêm cơ hội tiếp cận kiến thức và học tập hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, việc tham gia giúp sinh viên Lương Văn Can phát triển kỹ năng mềm thông qua quá trình thựchiện dựán, có cơ hội giúp đỡ, sẻ chia tới cộng đồng.

HOẠT ĐỘNG CÙNG VIRES – CỘNG ĐỒNG GIÁO DỤC REGGIO EMILIA TẠI VIỆT NAM: LIÊN HOAN KỂ CHUYỆN

NHÓM THỰC HIỆN:

  1. Trần Minh Khoa – Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – ĐHQG-HCM
  2. Hà Phương Linh – Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH)
  3. Nguyễn Hữu Nhuận – Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM
  4. Mật Ngọc Tuyền – Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH)

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Liên hoan kể chuyện, do Vires thực hiện, là một chương trình hướng đến thúc đẩy văn hóa kể chuyện ở Việt Nam. Đồng thời, chương trình còn mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và tác động tích cực, to lớn của chuyện kể đối với trẻ em, hướng đến việc tạo nên một cộng đồng hoạt động vì trẻ em.

HOẠT ĐỘNG CÙNG THƯ VIỆN CỘNG ĐỒNG EVG: LỚP HỌC KỸ NĂNG

NHÓM THỰC HIỆN:

  1. Võ Tuyết Anh – Đại học Ngân hàng TP.HCM
  2. Phạm Duy Hải – Đại học Y Dược Huế
  3. Phạm Thị Hồng Huyến – Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH)
  4. Nguyễn Xuân Linh – Đại học Công nghiệp TP.HCM
  5. Nguyễn Thị Diễm My – Đại học Kinh tế – Luật ĐHQG-HCM
  6. Lê Thị Kiều My – Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH)
  7. Phạm Phan Hoàng Nhựt – Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – ĐHQG-HCM
  8. Nguyễn Thị Diễm Quỳnh – Đại học Kiến trúc TP.HCM
  9. Nguyễn Thanh Thùy – Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – ĐHQG-HCM

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Dự án với sự đồng hành của thư viện cộng đồng EVG nhằm tạo nên một lớp học về kỹ năng sống cho các em học sinh cấp 2 thuộc cộng đồng dân tộc tại tỉnh Trà Vinh. Hình thức triển khai của lớp học là online xen kẽ offline theo phương pháp giảng dạy mới, không quá nhiều lý thuyết khô khan mà sẽ có nhiều hoạt động thực hành, giao lưu để tạo sự hứng thú, ham học của các em.

DẠY HỌC HƯỚNG DƯƠNG

NHÓM THỰC HIỆN:

  1. Vũ Lan Anh – Đại học Kinh tế – Luật ĐHQG-HCM
  2. Đỗ Phú Vinh Hiển – Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM
  3. Ngô Gia Khảm – Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM
  4. Đặng Nguyễn Ngọc Quỳnh Như – Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH)
  5. Nguyễn Thị Phương Thanh – Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
  6. Phan Thị Thanh Thu – Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH)
  7. Nguyễn Thị Bích Trâm – Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH)

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Dự án Dạy học hướng dương với mục tiêu cung cấp, ôn luyện cho các em học sinh kiến thức ở hai nhóm môn: tự nhiên và xã hội theo giáo trình của Mái ấm và báo bài của các em trên lớp. Giữa các tiết dạy học sẽ có phần trò chơi giao lưu để tăng sự thích thú trong quá trình học, đồng thời giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp với môi trường xung quanh.

HỖ TRỢ HỌC SINH KHIẾM THỊ – MENTORSHIP FOR PEOPLE WITH VISION IMPAIRMENT (MPVI)

Fanpage: https://www.facebook.com/mpviproject/

NHÓM THỰC HIỆN:

  1. Hoàng Minh Trí – Đại học Hòa Bình
  2. Huỳnh Như Bình – Đại học Trà Vinh
  3. Lôi Trường Giang – Đại học Luật TP.HCM
  4. Phan Thanh Nhi – Đại học Sư phạm TP.HCM
  5. Phạm Thị Mai – Đại học Nông Lâm TP.HCM
  6. Hoàng Chi Mạnh – Đại học Kinh tế- Luật – ĐHQG-HCM
  7. Nguyễn Huỳnh Huệ Trâm – Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH)
  8. Nguyễn Văn Tiếng – Đại học Khoa học Tự nhiên-ĐHQG-HCM
  9. Trương Văn Tư – Nhạc viện TP.HCM
  10. Vũ Thị Thanh Huyền – Đại học Ngoại Thương Hà Nội
  11. Nguyễn Phát Đạt – Đại học Khoa học Tự nhiên-ĐHQG-HCM
  12. Văn Thị Kim Ngân – Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
  13. Nguyễn Ngọc Như Thảo – Đại học Y Dược TP.HCM
  14. Trương Thị Tuyết Thương – Đại học Tài chính – Marketing

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

MPVI là Dự án hỗ trợ cho người khiếm thị, được thành lập trên nền tảng của Dự án Hỗ trợ học sinh Khiếm thị. Hoạt động chủ yếu của Dự án trong năm 2021-2022 là dạy kèm cho các em học sinh khiếm thị các môn Toán, Lý, Hoá, Anh, Ngữ văn, Tin học ứng dụng. Dự án bắt đầu hoạt động vào ngày 5/9/2021 và tổng kết năm học 2021-2022 vào 29/5/2022. Các hoạt động hỗ trợ dạy kèm và các sự kiện được tổ chức Online và phạm vi hoạt động là toàn quốc. Đối tượng mà Dự án hướng tới là Cộng đồng người khiếm thị Việt Nam, nhưng chủ yếu vẫn là học sinh khiếm thị. Dự án luôn cố gắng hỗ trợ Cộng đồng người khiếm thị Việt Nam nói chung và học sinh khiếm thị nói riêng giải quyết các vấn đề liên quan tới học tập và hoàn thiện bản thân nhằm giúp họ có cuộc sống hoà nhập tốt hơn với xã hội.

BẦU TRỜI XANH

NHÓM THỰC HIỆN:

  1. Huỳnh Hoàng Bảo – Đại học Cần Thơ
  2. Từ Ngọc Hoa – Đại học Y Dược Cần Thơ
  3. Đặng Thị Kim – Đại học Y Dược Cần Thơ
  4. Bùi Đình Nhựt Thắng – Đại học Cần Thơ
  5. Lư Thị Kiều Trang – Đại học Y Dược Cần Thơ

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Dự án Bầu trời xanh được thực hiện với mục tiêu chính là giải quyết vấn đề liên quan đến đồ phế thải tại khu vực KTX A – Đại học Cần Thơ. Cùng với đó, dự án mong muốn giúp đỡ những người nhặt ve chai có hoàn cảnh khó khăn. 

HOA MẶT TRỜI

NHÓM THỰC HIỆN:

  1. Lê Hữu Ấn – Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM
  2. Nguyễn Lê Thu Hoài – Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH)
  3. Trương Thành Nhân – Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG-HCM
  4. Cứ A Sênh – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
  5. Phạm Hồng Trà – Đại học Công Nghệ Thông Tin – ĐHQG-HCM
  6. Hoàng Minh Trí – Đại học Hòa Bình
  7. Nguyễn Khiêm Nhật Tử – Đại học Ngân hàng TP.HCM

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Dự án Hoa mặt trời được thực hiện với mục tiêu chính là tạo môi trường trau dồi tiếng Anh cho các bạn trẻ có hoàn cảnh khó khăn và có mong muốn cải thiện năng lực Anh ngữ của mình. Đồng thời, dự án cũng hướng đến việc kết nối các bạn sinh viên có tinh thần cộng đồng và có định hướng muốn hỗ trợ các bạn cải thiện tiếng Anh. 

MẦM XANH HY VỌNG

Fanpage: https://www.facebook.com/healingtheyouth12 

NHÓM THỰC HIỆN:

  1. Cái Thị Thu Diễm – Đại học Kinh tế – ĐH Đà Nẵng
  2. Nguyễn Minh Thảo Hiền – Đại học Kinh tế – ĐH Đà Nẵng
  3. Nguyễn Phạm Trà My – Đại học Ngoại ngữ – ĐH Đà Nẵng
  4. Ngô Hà Tú Nhi – Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng
  5. Nguyễn Thị Thu Thảo – Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng
  6. Lê Thị Mỹ Tiên – Khoa Y – Dược – ĐH Đà Nẵng
  7. Trần Nguyễn Tú Trinh – Đại học Ngoại ngữ – ĐH Đà Nẵng
  8. Nguyễn Thị Tố Trinh – Đại học Bách Khoa – ĐH Đà Nẵng
  9. Trần Thị Tường Vi – Đại học Kinh tế – ĐH Đà Nẵng
  10. Lê Quang Vinh – Đại học Bách Khoa – ĐH Đà Nẵng

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Dự án Mầm xanh hi vọng hướng đến trẻ em tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ em khó khăn Đà Nẵng với mong muốn mang thêm nhiều niềm vui cũng như các kiến thức liên quan đến sức khỏe, giúp các em có thêm niềm vui và mở lòng với mọi thứ chung quanh mình. 

MOSHI MOSHI

NHÓM THỰC HIỆN:

  1. Trương Ngọc Anh – Đại học Đà Lạt
  2. Bùi Hải Anh – Đại học Ngoại thương Hà Nội
  3. Nguyễn Thị Hồng Thắm – Đại học Thương Mại – Hà Nội
  4. Đồng Thị Thuý – Học viện Ngân hàng, Hà Nội
  5. Lê Thị Mỹ Trinh – Đại học Ngoại thương CSII, TP.HCM
  6. Võ Thanh Trúc – Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG-HCM

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Moshi Moshi! được tạo ra bởi các sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật, hướng đến đối tượng là những học sinh, sinh viên đang học tiếng Nhật, hoặc những bạn không học tiếng nhưng có hứng thú về đất nước này, nhằm giúp cả hai bên có thể tìm hiểu thêm về Nhật Bản và phát triển bản thân.

DỰ ÁN CỦA TEAM TIẾNG ANH – QUỸ LƯƠNG VĂN CAN

NHÓM THỰC HIỆN:

  1. Trần Lê Diệp Anh – Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH)
  2. Lê Thị Huệ – Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH)
  3. Nguyễn Ngọc Trà My – Đại học Tôn Đức Thắng
  4. Nguyễn Thảo Nguyên – Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH)
  5. Tcheng Như Quân – Đại học Giao thông vận tải TP.HCM
  6. Nguyễn Thị Ngọc Sâm – Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH)
  7. Nguyễn Thái Ngọc Sương – Đại học Kinh tế -Luật – ĐHQG-HCM
  8. Nguyễn Chí Thiện – Đại học Sư phạm kỹ thuật, TP.HCM
  9. Vũ Thắng Thịnh – Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH)
  10. Bùi Thị Huyền Trang – Đại học Công nghiệp TP.HCM
  11. Dụng Thanh Tùng – Đại học Nông Lâm Huế
  12. Cao Thị Bé Vy – Đại học Kinh tế -Luật – ĐHQG-HCM

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Team Tiếng Anh mong muốn, khi dự án được phát triển, sẽ tạo ra một không gian để sinh viên Quỹ giao lưu, học hỏi lẫn nhau, giúp nhau tiến bộ, tìm hiểu trao đổi phương pháp học tập giữa các sinh viên, từ đó tăng hứng thú, niềm yêu thích đối với bộ môn tiếng Anh. Team Tiếng Anh hy vọng đây cũng sẽ là dịp để gắn kết các thành viên của CLB và sinh viên Quỹ sau những giờ học căng thẳng. 

KÊNH TIKTOK VỀ KIẾN THỨC Y TẾ CỘNG ĐỒNG

NHÓM THỰC HIỆN:

  1. Nguyễn Thị Nga – Đại học Tây Nguyên
  2. Nguyễn Ngọc Khánh Như – Đại học Y dược TP.HCM
  3. Lê Thị Phúc – Đại học Y dược TP.HCM

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Dự án với mục tiêu ứng dụng kiến thức chuyên ngành sản của nhóm Sinh viên Y vào thực tế thông qua việc cung cấp các thông tin chính xác cho cộng đồng những mẹ bầu.