Các dự án cộng đồng nổi bật, năm học 2021-2022

Dự án cộng đồng (Community Project) là một trong các hoạt động quan trọng tại Quỹ hỗ trợ tài năng Lương Văn Can (LVCF). Tham gia chương trình sẽ là cơ hội để các bạn sinh viên có thể rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, nâng cao năng lực lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện dự án; cũng như có thêm các hiểu biết thực tế về các cộng đồng đang cần hỗ trợ, các vấn đề đang cần giải quyết tại Việt Nam. Thông qua hoạt động của chính các bạn sinh viên, LVCF hy vọng sẽ làm lan tỏa tinh thần trao tặng và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng, của xã hội; ngay cả khi điều kiện bản thân còn nhiều khó khăn. Các dự án cộng đồng nổi bật, năm học 2021-2022

CẤT CÁNH – DỰ ÁN TƯ VẤN XÉT TUYỂN ĐẠI HỌC

NHÓM THỰC HIỆN

Nguyễn Thị Khánh Huệ – Đại học Kinh tế TP HCM

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Dự án Cất cámh tổ chức các buổi tư vấn về các khối ngành nghề, trường Đại học cho các bạn học sinh trường Cấp 3 trường THPT Cẩm Bình. Trong hoạt động của chương trình đã có 2 buổi chia sẻ online trên nền tảng Meet vào tháng 3 và tháng 4. Mục tiêu là giúp cho các bạn nắm được những thông tin cần thiết và giải đáp những thắc mắc về vấn đề chọn ngành, trường Đại học.

DẠY HỌC HƯỚNG DƯƠNG

NHÓM THỰC HIỆN:

  1. Nguyễn Ngọc Thiên Ân – Đại học Mở TP.HCM
  2. Nguyễn Thị Ngọc Sâm – Đại học Kinh tế TP.HCM
  3. Ngô Quốc Huy – Đại học Ngoại thương cơ sở II TP.HCM
  4. Nguyễn Thị Bích Trâm – Đại học Kinh Tế TP.HCM
  5. Đặng Nguyễn Ngọc Quỳnh Như – Đại học Kinh Tế TP.HCM
  6. Vũ Lan Anh – Đại học Kinh tế- Luật
  7. Phan Thị Thanh Thu – Đại học Kinh Tế TP.HCM
  8. Nguyễn Thị Phương Thanh – Đại học Công Nghiệp TP.HCM

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Dự án Dạy học hướng dương mong muốn đem đến những khoảng thời gian trò chuyện, vui đùa và trao đi được nhiều lời khuyên bổ ích trong việc học tập cũng như kỹ năng sống cho các em học sinh tại mái ấm Trung Tâm Phát Huy Bình Triệu.

NẮNG

Fanpage: https://www.facebook.com/nangcungnang/

NHÓM THỰC HIỆN:

  1. Nguyễn Thị Kim Tuyền – Đại học UEH – TP.HCM
  2. Võ Trần Lê Huyền – Đại học UEH
  3. Lê Tấn Khải – Đại học UEH- TP.HCM
  4. Nguyễn Sỹ Qúy – Đại học UEH
  5. Trần Đỗ Lan Hương – Đại học Xã hội & Nhân văn – TP.HCM

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Từ tháng 01/2022 đến hiện tại, Nắng đã thực hiện được 2 dự án nhỏ gồm: dự án “Góp Mai Cùng Em” (tháng 1) và “Thương Một Sài Gòn Lặng Lẽ” (tháng 4). Cả hai dự án đến đều dựa trên giá trị chung của Nắng “Kết nối- Sẻ chia- Lan tỏa- Yêu thương” và đối tượng là những người yếu thế trong xã hội (đặc biệt bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch Covid-19). Nắng đã thực hiện gây quỹ cộng đồng cho cả hai dự án.

“Góp Mai Cùng Em” với đối tượng thụ hưởng là các bạn nhỏ Lớp học Tình thương Hòa Hảo (Quận Tân Phú). Với ước nguyện góp chút “hơi ấm” trước không khí xuân về đến lớp học, ngày 19/01 Nắng đã vận chuyển 60 phần quà nhu yếu phẩm và nhờ sự giúp đỡ của Thầy Hùng ở lớp học để trao gửi đến các bạn nhỏ đang theo ở đó.  Còn “Thương Một Sài Gòn Lặng Lẽ”, Nắng sẽ hỗ trợ 100 phần nhu yếu phẩm cho người lao động nghèo (chủ yếu là người bán vé số và người nhặt phế liệu) ở Quận 10 và Quận 5 của TP.HCM. Mỗi phần quà được trao đi như một “phần thưởng” khích lệ cho tinh thần lao động chân chính của họ.

INTERVIEW INSIGHTS

Fanpage: https://www.facebook.com/interview.insights.svlvcf/

NHÓM THỰC HIỆN:

  1. Nguyễn Gia Khiêm – Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
  2. Lê Tuấn Vũ – Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
  3. Phạm Ngọc Trân – Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh (Ngoài Quỹ)
  4. Thái Quang Nguyên – Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh (Ngoài Quỹ)
  5. Phạm Bình Nguyên – Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh (Ngoài Quỹ)
  6. Nguyễn Tường Vi – Đại học Kinh tế TP.HCM
  7. Thang Tuấn Duy – Đại học Bách khoa, ĐHQG – HCM
  8. Nguyễn Khiêm Nhật Tử – Đại học Ngân hàng TP.HCM
  9. Cao Thị Bé Vy – Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG-HCM
  10. Bùi Thị Huyền Trang – Đại học Công nghiệp TP.HCM
  11. Nguyễn Chí Thiện – Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Dự án cộng đồng Interview Insights 2022 là dự án được thực hiện bởi các sinh viên trong và ngoài Quỹ Hỗ trợ Tài năng Lương Văn Can với mục tiêu hỗ trợ các bạn sinh viên trong việc tạo các hoạt động mô phỏng phỏng vấn giúp hiểu rõ hơn về quy trình tuyển dụng của các doanh nghiệp và từ đó giúp các bạn sinh viên vượt qua nỗi sợ phỏng vấn, nâng cao năng lực cạnh tranh trong thị trường lao động. Dự án bao gồm chuỗi hoạt động workshop cho sinh viên và mô phỏng quy trình tuyển dụng của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực chính: Kinh tế và Kỹ thuật

MOSHI MOSHI

Fanpage: https://www.facebook.com/moshimoshipj

NHÓM THỰC HIỆN:

  1. Nguyễn Thị Hồng Vy – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM
  2. Bùi Hải Anh – Trường Đại học Ngoại Thương cơ sở Hà Nội
  3. Trương Ngọc Anh – Trường Đại học Đà Lạt
  4. Nguyễn Minh Như Thủy – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM
  5. Trần Minh Khoa – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Moshi Moshi! được tạo ra bởi các sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật và hướng đến đối tượng là những học sinh, sinh viên đang học tiếng Nhật, hoặc những bạn không học tiếng nhưng có hứng thú về đất nước này, nhằm giúp cả hai bên có thể tìm hiểu thêm về Nhật Bản và phát triển bản thân. Tên gọi “Moshi Moshi!” xuất phát từ cụm từ phổ biến dùng để trả lời điện thoại trong tiếng Nhật. Với ý nghĩa như thế, nhóm hy vọng sẽ “trả lời” được những thắc mắc, tò mò của các bạn trẻ và kết nối mọi người đến gần hơn với nước Nhật.

HỖ TRỢ HỌC SINH KHIẾM THỊ

Fanpage: https://www.facebook.com/mpviproject/

NHÓM THỰC HIỆN:

  1. Hoàng Minh Trí Trường – Đại học Hòa Bình
  2. Huỳnh Như Bình – Đại học Trà Vinh
  3. Lâm Thị Thanh Tâm – Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
  4. Lôi Trường Giang – Đại học Luật Thành Phố Hồ Chí MinH
  5. Võ Thị Minh Ngọc – Đại học Ngoại ngữ-ĐHQGHN
  6. Phan Thanh Nhi – Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
  7. Lê Thị Mỹ Tiên – Khoa Y dược, Đại học Đà Nẵng
  8. Danh Thị Bích Vân – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -ĐHQGTPHCM
  9. Bùi Thị Tuyết Mai – Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
  10. Phạm Bùi Minh Khang – Đại học FPT Thành phố Hồ Chí Minh
  11. Phạm Thị Mai – Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
  12. Ngô Quốc Anh – Đại học Kiến trúc Thành Phố Hồ Chí Minh
  13. Vũ Thị Thanh Huyền – Đại học Ngoại Thương Hà Nội
  14. Trần Phương Nghi – Giáo viên IELST
  15. Nguyễn Trần Thành Nhân – Đại học Sư Phạm TP.HCM
  16. Trương Thanh Tiền – Đại học Nông Lâm tp HCM
  17. Nguyễn Huỳnh Huệ Trâm – Đại học Kinh tế tp HCM.
  18. Hoàng Chi Mạnh – Đại học Kinh tế-Luật. ĐHQGTPHCM
  19. Nguyễn Thị Cẩm Tú – Đại Học Ngoại Thương.
  20. Lê Thị Hồng Sương – Đại học Cần Thơ
  21. Nguyễn Mai Như Luận – Đại học Kinh tế-Luật-D9HQGTPHCM
  22. Nguyễn Văn Tiếng – Đại học khoa học Tự nhiên-ĐHQGTPHCM.
  23. Trương Văn Tư – Nhạc viện TP.HCM

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

MPVI là Dự án hỗ trợ cho người khiếm thị, được thành lập trên nền tảng của Dự án Hỗ trợ học sinh Khiếm thị. Hoạt động chủ yếu của Dự án trong năm 2021-2022 là dạy kèm cho các em học sinh khiếm thị các môn Toán, Lý, Hoá, Anh, Ngữ văn, Tin học ứng dụng. Dự án bắt đầu hoạt động vào ngày 5/9/2021 và tổng kết năm học 2021-2022 vào 29/5/2022. Các hoạt động hỗ trợ dạy kèm và các sự kiện được tổ chức Online và phạm vi hoạt động là toàn quốc. Đối tượng mà Dự án hướng tới là Cộng đồng người khiếm thị Việt Nam, nhưng chủ yếu vẫn là học sinh khiếm thị. Dự án luôn cố gắng hỗ trợ Cộng đồng người khiếm thị Việt Nam nói chung và học sinh khiếm thị nói riêng giải quyết các vấn đề liên quan tới học tập và hoàn thiện bản thân nhằm giúp họ có cuộc sống hoà nhập tốt hơn với xã hội. Trong năm vừa qua, Dự án đã hỗ trợ được tổng cộng 50 em học sinh khiếm thị, sang học kỳ 2 do tình hình học tập có sự thay đổi nên có 6 em xin nghỉ. Dự án đã tổ chức được 3 sự kiện trong năm và quan trọng nhất là Dự án đã dành được giải nhất trong cuộc thi Sáng Kiến Vì Cộng Đồng năm 2022 do Quỹ SonTa Foundation tổ chức

VOICE TO HEART – THANH ÂM CHO TÂM HỒN

Fanpage: https://www.facebook.com/voicetoheartproject

NHÓM THỰC HIỆN:

  1. Lý Thị Ngọc Mai – Đại học Ngoại Ngữ-ĐHQGHN (Nhóm trưởng)
  2. Võ Thanh Trúc – Đại học Kinh tế – Luật – ĐHQGTPHCM
  3. Bùi Thị Ngọc Hân – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGTPHCM
  4. Trần Thị Lan Hương – Đại học Sư phạm TPHCM
  5. Tô Trần Diễm My (CTV ngoài Quỹ) – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQGTPHCM
  6. Mai Chung Min (CTV ngoài Quỹ) – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGTPHCM
  7. Ma Thị Xuân Kiều – Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên
  8. Nguyễn Quý Dương – Đại học Ngoại thương Hà Nội
  9. Lê Thị Hiếu – Đại học Công nghệ thông tin, ĐHQG-HCM

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Voice to heart -Thanh âm cho tâm hồn là dự án cộng đồng được thực hiện online thông qua hình thức đăng tải các hình ảnh và video (chủ yếu sẽ là dạng Podcast với nhiều chuyên mục đa dạng) mang thông điệp, câu chuyện tích cực lên nền tảng Facebook. Dự án này hướng đến đối tượng là các bạn trẻ (từ độ tuổi 16-25) đang gặp phải những áp lực trong cuộc sống, khó khăn trong việc tìm kiếm một nơi để được lắng nghe và chia sẻ những cảm xúc khó.

XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG BÀI GIẢNG Y KHOA

Fanpage: https://www.facebook.com/bgyk.info

NHÓM THỰC HIỆN:

  1. Nguyễn Ngọc Khánh Như – Đại học y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  2. Trần Thiên Ân – Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch
  3. Trịnh Trần Mẫn Uyên – Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Bài giảng Y Khoa là dự án cộng đồng được thành lập với mục đích cập nhật các bài giảng Y khoa lý thuyết và Lâm sàng hướng tới sinh viên khối ngành khoa học sức khoẻ. Trang được thành lập vào 9/2016 trên nền tảng Facebook, và phát triển qua nền tảng Youtube vào 2/2017 bởi Bác sĩ Lê Khắc Tiến, hiện đang công tác tại Bệnh viện Mỹ Đức. Đến thời điểm 1/6/2022, trang Facebook đã đạt 12600 lượt like và kênh Youtube đạt 3240 người đăng ký.

Trong quá trình hoạt động, trang đã chia sẻ được những thông tin hữu ích cũng như kiến thức về y khoa đến cộng đồng sinh viên y khoa có thể kể đến như: Hướng dẫn tiêm 2 liều vaccine phòng Covid, Tài liệu học tập của sinh viên năm trước, hướng dẫn khám lâm sàng và hỏi bệnh sử, audiobook về bài giảng phụ khoa. Bài giảng Y Khoa hướng đến việc tạo thành cộng đồng sinh viên y khoa chia sẻ tài liệu, giúp cho sinh viên nói riêng và nhân viên y tế nói chung có các tài liệu để học tập, nâng cao chuyên môn tay nghề.

SẮP RA TRƯỜNG RỒI, GIỜ SAO?

Fanpage: https://www.facebook.com/sapratruongroigiosao

NHÓM THỰC HIỆN:

  1. Trần Thị Mỹ Hà – Đại học Kinh tế –  Luật
  2. Huỳnh Thị Quỳnh Nhi – Đại học Sài Gòn
  3. Đỗ Thị Kim Ngân – Đại học Ngoại thương CSII
  4. Lâm Thị Hương Giang – Đại học Ngoại thương CSII
  5. Liêu Võ Khánh Huy – Đại học Ngoại thương CSII
  6. Nguyễn Thị Kiều Trang – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
  7. Long Bảo Nghi – Đại học Sư phạm Kỹ thuật
  8. Mật Ngọc Tuyền – Đại học Kinh tế TP.HCM

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Tiếp nối fanpage Đậu đại học rồi, giờ sao?, dự án năm nay được đổi tên thành “Sắp ra trường rồi, giờ sao?”, đây được xem là phiên bản nâng cấp của dự án năm 2020-2021 về cả nội dung và hình thức. Với các bài đăng trên fanpage Facebook, dự án mong muốn cung cấp cho các bạn sinh viên sắp ra trường những kiến thức, bí kíp cần thiết, hữu ích trong học tập, làm việc, kinh nghiệm khi tham gia các cuộc thi, kinh nghiệm liên quan đến vấn đề tuyển dụng trong thời đại 4.0. Những chủ đề và nội dung được chia sẻ dựa trên kinh nghiệm cá nhân, bài học mà nhóm thành viên lĩnh hội được từ mentors, các anh chị đi trước và tham khảo các nguồn uy tín. Trong năm học này, dự án không còn được đăng tải trên nền tảng WordPress, thay vào đó, cứ mỗi 2 tuần 1 lần, dự án sẽ có 1 bài Podcast (tâm sự, chia sẻ khó khăn và áp lực trong quá trình học Đại học) được đăng tải. Các bài chia sẻ của Fanpage đảm bảo ngắn gọn, dễ tiếp cận, dễ áp dụng.

Chương trình trong năm học 2021-2022 được đã được triển khai từ đầu năm 2022 với các đổi mới khi đây là năm đầu tiên sinh viên Quỹ Lương Văn Can hoạt động/ đồng hành cùng các tổ chức xã hội trong việc thực hiện các công tác cộng tác cộng đồng. Chương trình đến nay đã đi đến hồi kết với các dự án thành công về quy mô tổ chức cũng như đạt được sự lan tỏa nhất định trong cộng đồng.

HOẠT ĐỘNG CÙNG THƯ VIỆN CỘNG ĐỒNG EVG: LỚP HỌC Y TẾ CỘNG ĐỒNG

NHÓM THỰC HIỆN:

  1. Lê Thị Kiều My – Đại học Kinh tế TP.HCM
  2. Phạm Thị Hồng Huyến – Đại học Kinh tế TP.HCM
  3. Phạm Duy Hải – Đại học Y dược Huế
  4. Bùi Quang Khang – Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM
  5. Nguyễn Minh Nhật – Đại học Tài chính – Marketing
  6. Nguyễn Thanh Thùy – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM
  7. Thạch Trọng Nghĩa – Đại học Ngoại thương, cơ sở II
  8. Nguyễn Thị Diễm My – Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG-HCM

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Dự án Lớp học y tế cộng đồng được phối hợp giữa Thư viện cộng đồng EVG và Quỹ Lương Văn Can. Dự án được thực hiện từ tháng 4 – 5/2022 với mục tiêu trang bị thêm cho các em học sinh lứa tuổi tiểu học những kiến thức thông thường về lĩnh vực y tế như: Bệnh sốt xuất huyết, giun sán, sâu răng và những biện pháp phòng tránh. Xuyên suốt 3 buổi học (2 buổi online và 1 buổi offline), nhóm sinh viên luôn cố gắng xây dựng bầu không khí lớp học vui nhộn, kiến thức ngắn gọn đúng trọng tâm, giúp hầu hết các em nắm được nội dung và biết cách áp dụng trong đời sống.

HOẠT ĐỘNG CÙNG ROOM TO READ VIETNAM

NHÓM THỰC HIỆN:

Tcheng Như Quân – Đại học Giao thông vận tải TP.HCM

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Đồng hành cùng các hoạt động truyền thông nhằm truyền tải thông điệp của tổ chức Room to Read Vietnam đến với các cộng đồng, xã hội, nhà tài trợ, các doanh nghiệp và những tổ chức khác chính – dự án “Thế Giới Thay Đổi Khi Trẻ Em Được Đến Trường.

HOẠT ĐỘNG CÙNG TỔ CHỨC CHANGE

NHÓM THỰC HIỆN:

  1. Phạm Thị Trang – Đại học Ngân hàng TP.HCM
  2. Lê Thị Hoàng Anh – Đại học Kinh tế TP.HCM

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Hỗ trợ CHANGE và WildAid kêu gọi những người bạn yêu thiên nhiên hoang dã cùng chung tay bảo vệ tê tê bằng cách “nhận nuôi” những bé tê tê bông dễ thương qua chiến dịch “Nhận nuôi” Tê tê bông. 

HOẠT ĐỒNG CÙNG CHIR – TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN Y TẾ

NHÓM THỰC HIỆN:

  1. Nguyễn Thị Hà – Khoa Y, ĐHQG-HCM
  2. Võ Thị Phương Thảo – Đại học Kinh tế TP.HCM

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Mục tiêu tham gia là để lan tỏa tinh thần tích cực học tập – tích cực chia sẻ, hỗ trợ các bạn sinh viên và nhân viên y tế có thêm cơ hội tiếp cận kiến thức và học tập hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, việc tham gia giúp sinh viên Lương Văn Can phát triển kỹ năng mềm thông qua quá trình thựchiện dựán, có cơ hội giúp đỡ, sẻ chia tới cộng đồng.

HOẠT ĐỒNG CÙNG PHÒNG KHÁM NHÀ MÌNH: HIV/ AIDS – TIẾNG NÓI NGƯỜI TRẺ

Fanpage: https://www.facebook.com/hivaidstiengnoicuanguoitre.vn

NHÓM THỰC HIỆN:

  1. Đoàn Diệu Thiện – Đại học Y Dược TPHCM
  2. Trần Thị Quỳnh – Học viện tài chính
  3. Đinh Thị Huyền – Đại học Y khoa Vinh
  4. Phạm Thị Thùy Dung – Đại học Y Dược Huế
  5. Nguyễn Thị Hồng Phụng – Đại học Kinh tế Huế
  6. Nguyễn Thị Nguyệt Minh – Đại học Y Dược TPHCM
  7. Nguyễn Văn Tiếng – Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG HCM
  8. Lương Thị Mỹ Huyền Khoa – Y ĐHQG HCM
  9. Thái Hoàng Minh – Đại học Y Dược TPHCM
  10. Quách Hữu Minh – Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  11. Lê Thùy Dung – Đại học Kinh tế

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Dự án “HIV/AIDS – Tiếng nói của người trẻ” ra đời với mục đích mang tiếng nói, hành động của người trẻ lan toả ra cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ hiện nay (15-30 tuổi), cung cấp những kiến thức, những chia sẻ bổ ích và thú vị về HIV/AIDS. Dự án dự kiến sẽ hoạt động trên cả hai hình thức online và offline. Hoạt động online qua việc chia sẻ các bài viết lên fanpage và các buổi sharing cùng diễn giả qua nền tảng mạng xã hội. Về offline, nhóm tham gia các buổi sharing tại “Phòng khám nhà mình” từ đó áp dụng kiến thức và chia sẻ với mọi người xung quanh, nhất là giới trẻ trên mọi miền đất nước qua hình thức online.

Nhóm mong muốn dự án có thể giúp người trẻ hiện nay hiểu hơn những kiến thức về HIV/AIDS để bảo vệ bản thân, gia đình, xã hội và hiểu về cuộc sống, những lo ngại và thiệt thòi của cộng đồng HIV/AIDS trong xã hội hiện đại, từ đó có cái nhìn bớt khắt khe về cộng đồng. Đồng thời dự án mong muốn sẽ trở thành cánh tay nối dài cho dự án “Phòng khám nhà mình”, là nơi sẵn sàng lắng nghe chia sẻ mọi câu chuyện của người trẻ về căn bệnh HIV/AIDS, nơi mở rộng yêu thương làm dịu đi những tổn thương mà người nhiễm HIV và các nhóm ảnh hưởng phải chịu đựng.