Quỹ Hỗ trợ tài năng Lương Văn Can tổ chức khóa học “Nghe cảm xúc kể” lần 2, năm học 2022-2023

Tiếp nối sự thành công của khóa học “Nghe cảm xúc kể”, năm nay, Quỹ Hỗ trợ tài năng Lương Văn Can kết hợp cùng với Menthy – 1 doanh nghiệp xã hội đang hoạt động với sứ mệnh đóng góp sức mình vì một thế hệ trẻ Việt Nam thấu hiểu, có kỹ năng, có thể chăm sóc sức khỏe tinh thần cho bản thân mình và người xung quanh để mang đến khóa học Nghe cảm xúc kể lần 2, năm 2023. Khóa học được dẫn dắt bởi chị Nguyễn Phước Cát Phượng – Thạc sĩ Tâm lý học ứng dụng về sức khỏe tâm thần của trẻ em và thanh, thiếu niên tại Đại học Edinburgh, Scotland, Vương Quốc Anh và chị Trần Phan Tường Vy Cử nhân Tâm lý học Chuyên ngành Tham vấn – Trị liệu (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG-HCM). 

Mục tiêu khóa học “Nghe cảm xúc kể” lần 2 mang tới cho các bạn sinh viên kiến thức về các chức năng quan trọng của cảm xúc, mô tả cơ chế vận hành của cảm xúc, áp dụng các chiến lược điều tiết cảm xúc vào trong cuộc sống. Sau chương trình, các bạn sinh viên có thể luyện tập quan sát, mô tả và gọi tên cảm xúc, điều tiết và nuôi dưỡng cảm xúc với thái độ chịu trách nhiệm về suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của bản thân, không phán xét bản thân khi có suy nghĩ, cảm xúc và hành vi chưa phù hợp và đón nhận cảm xúc. 

Với mục tiêu đề ra, chương trình học được thiết kế thành 6 buổi với các nội dung kết nối với nhau chặt chẽ, bao gồm:

  • Bài 1: Cảm xúc từ đâu đến?
  • Bài 2: Mình chăm sóc thân
  • Bài 3: Mình hiểu nhu cầu
  • Bài 4: Mình suy nghĩ sáng suốt
  • Bài 5: Buông nhẹ cảm xúc mạnh
  • Bài 6: Nuôi dưỡng cảm xúc tích cực

NGÀY 1: CẢM XÚC ĐẾN TỪ ĐÂU & MÌNH CHĂM SÓC THÂN

Trong ngày học đầu tiên, các bạn sinh viên được học cách điều tiết cảm xúc của mình qua sự hiểu biết về nguồn cơn của cảm xúc. Để điều tiết cảm xúc, các bạn được hướng dẫn bài tập thực hành Mindfulness – bài tập giúp hỗ trợ sự phát triển của não, nhờ đó mà các bạn có thể đưa ra những quyết định sáng suốt hơn. Diễn giả đã chia sẻ với các bạn về các loại hormones nhằm lý giải cho sự đa dạng cảm xúc ở con người. Chị cũng cho biết rằng, các loại hormone có cân bằng thì cảm xúc mới dễ bình an. Do đó, để có thể làm được điều này, các bạn sinh viên cần đặc biệt chăm sóc 3 cột trụ sau: Ngủ, Ăn uống và Thể thao.

Bên cạnh bài tập thực hành Mindfulness, các bạn sinh viên còn được hướng dẫn thực hành ăn trong Mindfulness, scan cơ thể và viết nhật ký cảm xúc. Các bạn tham gia khóa học đã hào hứng cùng nhau thực hiện thử thách rèn luyện. 

NGÀY 2: MÌNH HIỂU NHU CẦU & MÌNH SUY NGHĨ SÁNG SUỐT

Mở đầu ngày học thứ hai, diễn giả và các bạn sinh viên đã thực hiện bài tập Mindfulness và ôn lại các bài học thú vị tuần trước. Thông qua những chia sẻ của diễn giả, các bạn hiểu được nhu cầu cơ bản của con người bao gồm: Nhu cầu an toàn (safety), Nhu cầu được thương, đón nhận và kết nối (connection), Nhu cầu cảm thấy có giá trị và năng lực (self-esteem). Ngoài ra, con người còn hướng đến các nhu cầu cao hơn như Nhu cầu khám phá và học hỏi (exploration), Nhu cầu yêu thương (love), Nhu cầu sống có mục đích và ý nghĩa (purpose)

Sau đó, các bạn sinh viên được chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm đều được nhận 1 bộ câu trả lời từ giáo viên và các bạn tự do sắp xếp chúng vào các nhóm khác nhau do các thành viên thống nhất. Các nhóm ấy bao gồm cảm xúc tiêu cựccảm xúc tích cực. Để loại bỏ những cảm xúc tiêu cực, chúng ta có thể thực hiện 4 bước như sau:

  • Bước 1: Nhận ra suy nghĩ tự động tiêu cực
  • Bước 2: Thừa nhận, chấp nhận nó
  • Bước 3: Xoa dịu, cấp cứu cảm xúc 
  • Bước 4: Điều chỉnh suy nghĩ; tìm kiếm góc nhìn thay thế

Diễn giả đã dành cho các bạn sinh viên lời khuyên rằng: “Nếu có thể, hãy nói lời vỗ về với cảm xúc đó và cảm ơn cảm xúc vì nó đã báo hiệu cho bên trong cơ thể của bạn”.

Cuối ngày, các bạn sinh viên được yêu cầu thực hiện một số bài tập về nhà thú vị như sau:

  • Tiếp tục thực hiện thử thách sống lành mạnh
  • Ghi nhận “3 điều tốt” mỗi ngày
  • Thực hành viết nhật ký cảm xúc 

NGÀY 3: BUÔNG NHẸ CẢM XÚC MẠNH & NUÔI DƯỠNG CẢM XÚC TÍCH CỰC

Như thường lệ, để bắt đầu buổi học, diễn giả đã cùng các bạn sinh viên xem lại bài tập về nhà và ôn tập lại các buổi học trước. Tiếp đến, các bạn sinh viên được bước vào hành trình chuyển hóa cảm xúc bao gồm 3 bước:

  • Bước 1: Nhận biết
  • Bước 2: Chấp nhận
  • Bước 3: Chuyển hoá với tinh thần tách mình ra khỏi cảm xúc

Diễn giả hướng dẫn những cách “Sơ cứu” cảm xúc bằng cách ứng dụng 5 nhóm phương pháp dưới đây:

  • Nhóm 1: Mindful S.T.O.P
  • Nhóm 2: Tác động vào cơ thể theo một cách lành mạnh
  • Nhóm 3: Giải phóng cảm xúc khó
  • Nhóm 4: Gia tăng cảm xúc dễ chịu
  • Nhóm 5: Tạm để cảm xúc qua một bên

Về lâu dài, ta cần đến phương pháp dài hạn là phát triển sức bật tinh thần (Resilience) thông qua các bước:

  • Giải quyết vấn đề
  • Đi sâu vào nội tâm
  • Nuôi dưỡng cảm xúc tích cực

Chị Phượng đưa ra các dấu hiệu cho thấy bản thân cần được chăm sóc, đồng thời, hướng dẫn một số cách nuôi dưỡng cảm xúc tích cực như chăm sóc thân trong việc ăn, ngủ và thể thao; tập góc nhìn trung tính, lạc quan; để ý và đáp ứng các nhu nhu cầu của bản thân; thực hành lòng biết ơn; yêu thương chính mình và làm những điều mình thích.

Cuối buổi, cả lớp được bắt cặp để thực hành các bài tập trong vòng một tháng tới. Đặc biệt, các bạn sinh viên còn có cơ hội chia sẻ những ấn tượng, suy nghĩ của mình trong suốt khóa học.

 

May be an image of 8 people, people standing and text

 

Thông qua khóa học “Nghe cảm xúc kể lần 2”, các bạn sinh viên có thể vừa hiểu sâu về cơ chế cảm xúc, thực hành các bài tập về cảm xúc, vừa được “sống” trong môi trường lớp học với tinh thần không phán xét và đón nhận cảm xúc của người khác. Quỹ Lương Văn Can xin trân trọng cảm ơn chị Nguyễn Phước Cát Phượng và chị Trần Phan Tường Vy đã luôn đồng hành cùng chúng tôi trong việc hỗ trợ các bạn cân bằng, điều tiết sức khỏe tinh thần để có một đời sống bình an hơn. Chúng tôi hy vọng các bạn sinh viên có sự kiên trì nhất định để áp dụng những cơ chế quản lý cảm xúc hiệu quả vào cuộc sống hằng ngày, để tâm hồn thêm nhẹ nhõm, an nhiên.

Đưa tin: Ban truyền thông LVCF