Các Dự án cộng đồng tiêu biểu, năm học 2020 – 2021

ĐẬU ĐẠI HỌC RỒI GIỜ SAO?

Fanpage: https://www.facebook.com/daudaihocroigiosao

NHÓM THỰC HIỆN

  1. Trần Thị Mỹ Hà – Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG-HCM
  2. Đỗ Thị Kim Ngân – Trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở 2
  3. Lâm Thị Hương Giang – Trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở 2
  4. Vũ Ngọc Trâm – Khoa Y, ĐHQG – HCM

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Dự án “Xây dựng blog phát triển bản thân và sống tích cực dành cho sinh viên” được thực hiện với mục tiêu tạo ra những nền tảng chia sẻ cho các bạn sinh viên “mới” những kinh nghiệm, bí quyết, kỹ năng nhằm các bạn cảm thấy bớt chông chênh khi không biết nên học kỹ năng nào trước, học ở đâu và học làm sao. Tất cả đều là chia sẻ chân thật, kinh nghiệm trầy da tróc vẩy từ chính các chị năm 3, năm 4 đã và đang lăn lộn tại các trường Đại học.

Sau khi được đăng tải trên Fanpage và WordPress, các bài viết được tổng hợp lại dưới dạng tài liệu “Cẩm nang phát triển bản thân” với hy vọng sẽ trở thành một cuốn sổ “gối đầu” cho sinh viên. Tính đến thời điểm hiện tại, Fanpage Đậu đại học rồi, giờ sao? đã thu hút được 1013 lượt yêu thích, 1055 lượt theo dõi, bên cạnh đó, nền tảng WordPress cũng thu hút được nhiều độc giả yêu thích.

MOSHI MOSHI

Fanpage: https://www.facebook.com/moshimoshipj 

NHÓM THỰC HIỆN:

  1. Nguyễn Thị Hồng Vy – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM
  2. Trương Ngọc Anh – Trường Đại học Đà Lạt

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

“Moshi Moshi!” được tạo ra bởi các sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật đến những học sinh, sinh viên đang học tiếng Nhật, hoặc những bạn không học tiếng nhưng có hứng thú về đất nước này, nhằm giúp cả hai bên có thể tìm hiểu thêm về Nhật Bản và phát triển bản thân. Dự án chia sẻ đến mọi người những điều thú vị trong văn hóa, ngôn ngữ Nhật Bản; cách học và các nguồn tài liệu để học; tổ chức những cuộc gặp mặt online để tăng tương tác và hứng thú của độc giả.

Trong 3 tháng thực hiện (từ 02/03/2021 – 30/05/2021), nhóm đã đăng tổng cộng 32 bài viết kèm theo các hình ảnh tự thiết kế hoặc video nhóm sưu tầm trải dài trên 5 chủ đề khác nhau gồm: ẩm thực, công sở, học đường, ngôn ngữ, thời trang. Đặc biệt còn có chuyên mục “Góc nhỏ Review”, nơi nhóm sẽ chia sẻ những cuốn sách/anime/manga có liên quan đến chủ đề.

Cuối cùng, fanpage của nhóm dự án đã thu hút được 250 lượt thích và 264 lượt theo dõi và tổ chức thành công một buổi giao lưu online với chủ đề “Ẩm thực Nhật Bản”.

ĂN CHAY BẮT TAY KHOA HỌC

Fanpage: https://www.facebook.com/anchaybattaykhoahoc.lvcf

NHÓM THỰC HIỆN:

  1. Huỳnh Kim Phụng – Trường Đại học Luật TP.HCM
  2. Nguyễn Xuân Thuận – Trường Đại học Mở TP. HCM
  3. Chung Hoàng Tuấn Kiệt – Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, ĐHQG-HCM
  4. Trần Lê Diệp Anh – Trường ĐH Kinh Tế TPHCM
  5. Nguyễn Đức Hạnh – Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, ĐHQG-HCM
  6. Nguyễn Thanh Phước – Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, ĐHQG-HCM
  7. Nguyễn Thị Phương – Trường Đại học Công nghệ thông tin

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Dự án thực hiện với mục đích giúp mọi người, đặc biệt sinh viên của Quỹ hiểu thêm về cách ăn chay khoa học, tạo một lối sống lành mạnh và kết hợp việc ăn chay trong cuộc sống hằng ngày. Ở giai đoạn hiện tại, dự án đang thực hiện việc chọn lọc, tổng hợp thông tin kết hợp với việc thiết kế hình ảnh nhằm tạo các bài đăng bổ ích về kiến thức ăn chay. Để từ đó nếu vẫn còn phân vân về việc ăn chay, chúng ta sẽ nhanh chóng có được quyết định cho chính mình hay như câu khẩu hiệu cùa dự án đó là “Ăn đi ngại chi”.

ARE YOU SURE?

NHÓM THỰC HIỆN:

  1. Nguyễn Nhựt Quang – Khoa Y, ĐHQG – HCM
  2. Đàng Thị Mỹ Dáng – Khoa Y, ĐHQG – HCM
  3. Nguyễn Thị Tuyết Mai – Khoa Y, ĐHQG – HCM
  4. Dương Vũ Thắng – Trường Đại học Y Dược TP.HCM

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Việc chăm sóc sức khỏe hằng ngày là rất cần thiết. Tuy nhiên, đa phần mọi người đều ít biết đến những kiến thức hoặc kỹ năng cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình hoặc biết một cách mơ hồ, không chính xác thông qua những kênh thông tin không chính thống. Điều này dẫn đến kết quả là thực hành sai và thậm chí đưa đến những hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, nếu được trang bị kiến thức đúng và đủ, mỗi người đều có thể tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, người nhà và xử trí trong nhiều trường hợp để có một sức khỏe tốt hơn. Đó là lý do thôi thúc nhóm thực hiện dự án cộng đồng mang tên “ARE YOU SURE?” version “Y HỌC HẰNG NGÀY”, với mục tiêu hệ thống những kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe hằng ngày một cách khoa học, đặc biệt là chỉ ra những sai lầm thường gặp mà sinh viên và người nhà thường hay mắc phải.

Sau 3 tháng hoạt động, dự án đã mang đến 6 chủ đề liên quan đến “Y HỌC HẰNG NGÀY”: đột quỵ, tự ý truyền dịch, stress, mụn trứng cá, rối loạn tiêu hóa và vệ sinh răng miệng. Các chủ đề gần gũi, thú vị và được chia sẻ dưới dạng hình ảnh trực quan, sinh động đã được nhiều bạn sinh viên Quỹ Lương Văn Can tiếp cận.

WEBSITE TÀNG KINH CÁC

NHÓM THỰC HIỆN:

  1. Phạm Chí Trung -Trường Đại học Cần Thơ
  2. Lê Xuân Tùng -Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM
  3. Ngô Hoàng Phát – Trường Đại học Cần Thơ
  4. Nguyễn Bá Nghiêm – Trường Đại học Cần Thơ
  5. Bùi Đình Nhựt Thắng – Trường Đại học Cần Thơ
  6. Nguyễn Thị Tuyết Hạ – Trường Đại học Cần Thơ
  7. Tô Tuyết Linh – Trường Đại học Cần Thơ
  8. Dương Bé Phương – Trường Đại học Cần Thơ

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Website Tàng Kinh Các được xây dựng với mục đích hỗ trợ sinh viên của Quỹ Hỗ trợ Tài năng Lương Văn Can thuận tiện hơn trong việc tiếp cận, mượn sách của thư viện sách Tàng Kinh Các. Website gồm các chức năng dành cho sinh viên như tham khảo sách, mượn sách và chức năng dành cho Ban chủ nhiệm Tàng Kinh Các như quản lý sách, quản lý người dùng, quản lý các đợt giao sách.

Sau gần 4 tháng triển khai, nhóm đã xây dựng thành công Website đạt được các mục tiêu cốt lõi như quản lý gần 1000 quyển sách và quản lý sinh viên mượn sách. Ngoài ra, giao diện của Website Tàng Kinh Các mang xu hướng và màu sắc trẻ trung, hiện đại; phù hợp với đối tượng người dùng là sinh viên.

DEFINE YOUR PATH – BEING RESEARCHERS

NHÓM THỰC HIỆN:

  1. Nguyễn Vũ Hoài Lan Luynh – Trường Đại học Y Dược TP.HCM
  2. Nguyễn Phan Quốc Hùng – Khoa Y, ĐHQG-HCM
  3. Thái Hoàng Minh – Trường Đại học Y Dược TP.HCM
  4. Nguyễn Thị Nguyệt Minh – Trường Đại học Y Dược TP.HCM

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Dự án Define your path – being researchers khởi nguồn từ nỗi băn khoăn của các thành viên trong nhóm về quá trình thực hiện Nghiên cứu khoa học (NCKH) và những khó khăn, thách thức khi thực hiện NCKH, đặc biệt là các sinh viên Y khoa. Đó là lý do chính để nhóm bắt tay vào thực hiện dự án này.

Dự án được thực hiện theo dạng Talkshow, trên nền tảng online và offline, được chia thành 2 buổi riêng biệt với nội dung với nội dung nối tiếp nhau. Nội dung truyền tải trong các buổi Talkshow đến từ kinh nghiệm của Diễn giả được mời đến chương trình, chia sẻ về hành trình đến với NCKH và quá trình thực hiện NCKH. Ngoài ra, các thành viên trong nhóm sẽ chia sẻ thêm về những công cụ tìm kiếm y văn (bao gồm việc tận dụng những công cụ đã biết và giới thiệu một số công cụ mới), các phần mềm ứng dụng trong NCKH, cách thức trình bày Tổng quan tài liệu,..

NÉT CHỮ EM THƠ

NHÓM THỰC HIỆN:

  1. Lê Tuấn Vũ – Trường ĐH Bách Khoa, ĐHQG-HCM
  2. Trương Thị Mỹ Diệu – Trường Đại học Công Nghệ TP HCM
  3. Phan Thị Thanh Thu – Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM
  4. Vũ Mộng Hoàng Yến – Trường Đại học Tôn Đức Thắng

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Với mong muốn hỗ trợ các trẻ em ở Trung Tâm Nuôi Dạy Trẻ em Đường phố Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, những em không có đầy đủ dụng cụ học tập. Nhóm quyết định hỗ trợ các hoàn cảnh như vậy bằng việc sẽ trao đến các em những quyển vở trắng, cây bút để các em có thể tiếp tục viết tiếp giấc mơ của mình.

Nhóm sẽ thực hiện bằng việc thu gom giấy vụn, tài liệu không sử dụng nữa, sau đó bán hoặc trao đổi với các bạn cần nó để đổi lấy vở trắng hoặc bút viết. Vì chủ yếu các bạn (nhóm người trao đổi tài liệu) có học lực khá, giỏi từ cấp 2 và cấp 3 sẽ có rất nhiều tập trắng vì được nhà trường trao tặng sau mỗi kỳ tổng kết, còn phần giấy vụn hoặc tài liệu không có khả năng tái sử dụng thì nhóm sẽ bán và dùng số tiền đó để mua tập hoặc viết dành tặng các em nhỏ, giúp các em có được điều kiện học tập tốt hơn để theo đuổi ước mơ.

LAN TỎA YÊU THƯƠNG

NHÓM THỰC HIỆN:

  1. Lương Thị Mỹ Huyền – Khoa Y, ĐHQG – HCM
  2. Nguyễn Thị Hà – Khoa Y, ĐHQG – HCM
  3. Nguyễn Thị Hương Lan – Trường Đại học Y Dược TP.HCM
  4. Huỳnh Như Bình – Trường Đại học Trà Vinh
  5. Lê Thị Thu Hương – Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
  6. Hoàng Chi Mạnh – Trường Đại học Kinh tế-Luật, ĐHQG-HCM
  7. Lê Thị Hoàng Anh – Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
  8. Nguyễn Ngọc Khánh Như – Trường Đại học Y Dược TP.HCM
  9. Nguyễn Thị Nga – Trường Đại học Tây Nguyên
  10. Bùi Quang Khang – Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Trẻ em tại các trại trẻ mồ côi và các cụ già ở các nhà tình thương thường bị bỏ lại phía sau sự phát triển kinh tế xã hội quá mạnh mẽ của TPHCM. Mặt khác, trước tình hình diễn biến của Covid-19 ngày càng phức tạp, các em cũng cần phải đảm bảo vệ sinh sát khuẩn thật tốt, là đối tượng cần được quan tâm hơn bởi lẽ các em chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và dụng cụ cần thiết cho mùa dịch. Đối với đối tượng là các cụ già cũng rơi vào hoàn cảnh hoàn toàn tương tự.

Trên cơ sở đó, Dự án được thành lập với mục đích hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống, sức khỏe của 39 cụ già và 212 em nhỏ tại 3 mái ấm trên địa bàn TPHCM. Trong vòng 6 tháng, nhóm đã tiến hành khảo sát nhu cầu lương thực, thuốc men cũng như các vấn đề sức khỏe, phòng ngừa dịch bệnh tại các mái ấm, từ đó tiến hành gây quỹ và trao tặng một số thuốc men, vitamin, nước sát khuẩn, các dụng cụ hỗ trợ sơ cấp cứu và các nhu yếu phẩm phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày.

NẮNG CHO EM

Fanpage: https://www.facebook.com/nangcungnang

NHÓM THỰC HIỆN:

  1. Nguyễn Thị Kim Tuyền – Trường Đại học Kinh tế, TP.HCM

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Nắng – một dự án ra đời nhằm sẻ chia các giá trị vật chất lẫn tinh thần đến những hoàn cảnh khó khăn, đồng thời hy vọng lan tỏa giá trị sống “Cho và Nhận” nhiều hơn đến cộng đồng, đặc biệt là người trẻ. Fanpage Nắng đã hoạt động được 5 tháng với sự đóng góp nhiệt huyết của 10 thành viên đến từ các trường đại học khác nhau nhưng đều chung một nguyện vọng là góp một phần công sức vào các hoạt động xã hội.

Để tiếp tục cuộc hành trình “Kết nối – Sẻ chia – Lan tỏa – Yêu thương” thì tháng 6 này, team Nắng sẽ trở lại với một hoạt động mang tên Sài Gòn Đầy Nắng cùng thông điệp “Nắng Sài Gòn chưa bao giờ tắt vì vẫn ấm yêu thương” nhằm sẻ chia 100 phần cơm, 200 phần đồ khô (gồm mì gói, nước rửa tay khô và khẩu trang vải) cho các cô chú vô gia cư ở Sài Gòn. Hiện nay, Sài Gòn Đầy Nắng đã quyên góp được 5.238.888 VNĐ và 400 gói mì, 600 khẩu trang, 200 chai nước rửa tay và vẫn đang tiếp tục nhận đóng góp từ cộng đồng.

CẦU NỐI YOGA

Fanpage: https://www.facebook.com/Thoga-108587857948257

NHÓM THỰC HIỆN:

  1. Phạm Thị Trang – Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM
  2. Hà Thị Phương Anh – Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
  3. Trần Thị Lan Hương – Trường Đại học Sư phạm TP.HCM
  4. Đặng Nguyễn Ngọc Quỳnh Như – Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
  5. Trương Diệp Anh Thư – Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
  6. Nguyễn Thị Diễm My – Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG-HCM
  7. Liêu Võ Khánh Huy – Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II
  8. Tcheng Như Quân – Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM
  9. Võ Thị Phương Thanh – Trường Đại học Y Dược TP.HCM

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Thoga là một dự án cộng đồng với mong muốn giúp sinh viên cải thiện sức khỏe qua thiền và Yoga. Cái tên Thoga được nhóm được tạo ra từ sự kết nối 2 chữ “Thiền” và “Yoga”; đây cũng chính là 2 nội dung chính mà Nhóm sẽ tập trung giới thiệu đến độc giả theo dõi Fanpage.

Với đối tượng là các bạn sinh viên trong độ tuổi từ 18 – 25 quan tâm đến những vấn đề về sức khỏe, tâm trí của bản thân; bên cạnh việc chia sẻ các thông tin về lợi ích, kinh nghiệm, giải pháp cho những vấn đề sẽ gặp phải khi bước đầu học Thiền và Yoga trên Fanpage; Nhóm còn tổ chức các buổi training, workshop nhằm mang đến những thông tin bổ ích cũng như lan truyền nguồn cảm hứng đến mọi người về việc tham gia những buổi Yoga và thiền.

HỖ TRỢ HỌC SINH KHIẾM THỊ

NHÓM THỰC HIỆN:

  1. Hoàng Minh Trí – Trường Đại học Hòa Bình

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Dự án được thực hiện với mục tiêu giúp đỡ các bạn học sinh khiếm thị theo kịp chương trình học trên lớp, giúp các bạn giải quyết những khó khăn trong học tập, bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng về Công nghệ tạo điều kiện cho các bạn khiếm thị hòa nhập tốt hơn trong cuộc sống hiện đại.

Đến thời điểm hiện tại, nhóm đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu đề ra. Có 3 bạn học sinh đạt học sinh giỏi và 1 bạn đạt học sinh khá. Các bạn đều rất hài lòng khi đến với chương trình hỗ trợ Công nghệ.
Dự án bước đầu đã tạo được sự tin tưởng đối với các bạn khiếm thị và ngày càng được nhiều bạn khiếm thị biết đến dự án của nhóm.

PACKTHEILL

NHÓM THỰC HIỆN:

  1. Trần Minh Khoa – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM
  2. Võ Hồng Yến Phượng – Trường Đại học Sư phạm TP.HCM
  3. Nguyễn Thị Kiều Trang – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM

TÓM TẮT THÔNG TIN DỰ ÁN

Dự án PacktheILL được thực hiện với 2 mục tiêu song song là: thay đổi bao bì đựng thuốc từ bao nilon sang giấy với thiết kế thân thiện với người sử dụng hơn; kèm lời động viên nhắn nhủ trên bao bì, giúp người bệnh, người mua thuốc cảm thấy được truyền năng lượng tích cực hơn.

Qua khảo sát hơn 90 đối tượng trong độ tuổi từ 18 – 25, nhóm dự án nhận thấy hầu hết các bạn cần có nhu cầu được động viên, ủng hộ, đồng thời ý thức được sự “lãng phí” của bao bì ni lông, nhóm dự án lên kế hoạch với nội dung như sau: (1) Khảo sát thêm các đối tượng mua thuốc thường xuyên tại các nhà thuốc gần bệnh viện lớn (2) Khảo sát thêm các đối tượng nhà thuốc tư nhân, nhà thuốc bệnh viện để nắm thông tin về chi phí bao bì, cũng như nhu cầu và mức độ ủng hộ của họ đối với ý tưởng; (3) Thu thập chọn lọc lời nhắn nhủ và thiết kế bao bì mẫu; (4) Liên hệ các nhà thuốc tư nhân để thuyết phục; (5) Tiến hành cung cấp thiết kế sản phẩm cho nhà thuốc; (6) Khảo sát chất lượng thực hiện qua bảng hỏi.
Sau 3 tháng thực hiện, Dự án tiếp cận được 10 quầy thuốc tại địa bàn tỉnh Bến Tre trong việc giới thiệu về việc sử dụng bao bì giấy, thông qua brochure và sản phẩm demo.