Quỹ Lương Văn Can tổ chức Lớp học tử tế, khóa 1 dành cho cộng đồng

Tháng 7/2022, Quỹ Lương Văn Can lần đầu tiên tổ chức chương trình Lớp học Tử tế dành cho cộng đồng người trẻ trong độ tuổi từ 18-25, đang quan tâm đến các vấn đề xã hội và mong muốn tạo nên nhiều giá trị tích cực. Khóa học kết thúc với sự đón nhận tích cực từ các học viên. Chương trình bao gồm 9 buổi học với chủ đề đa dạng, trải dài từ triết học, xã hội học đến môi trường. Trong đợt tuyển sinh đầu tiên, lớp học đã chọn ra 35 học viên xuất sắc trong tổng số hơn 200 ứng viên nộp đơn.

Ngày học đầu tiên 13/7/2022: Sinh hoạt lớp – Phải trái đúng sai

Trong ngày học đầu tiên, các học viên đã làm quen với nhau thông qua nhiều hoạt động nhóm, thảo luận và chia sẻ cá nhân. Giảng viên đứng lớp trong ngày đầu tiên là chị Phạm Thủy Tiên – Thành viên hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ tài năng Lương Văn Can và anh Lê Nguyễn Duy Hậu, luật sư, nhà nghiên cứu về chính sách và pháp luật hiến pháp.

Với tiết Sinh hoạt đầu khóa, các bạn học viên và chị Thủy Tiên đã cùng nhau lên một danh sách thể hiện những điều mà học viên mong muốn đạt được sau khi hoàn thành xong lớp học. Những điều này không cần phải quá lớn lao, cũng không cần phải mang lại ngay một giá trị nào cho cộng đồng mà là những điều thực tế, có thể nhìn thấy được ngay. Sau khi hoàn thành bảng kỳ vọng, học viên có cơ hội chia sẻ với nhau quan điểm của mình về sự tử tế trong phần  Tử tế Collection. Với đã dạng các góc nhìn về việc Tử tế, giảng viên phụ trách lớp đã hệ thống lại định nghĩa về Tử tế một cách khúc chiết nhất bằng định nghĩa  của đạo diễn Trần Xuân Thủy trong tác phẩm Chuyện tử tế:

Tử tế […] gốc của nó là từ chữ Hán. Chữ “tử” có nghĩa là những chuyện nhỏ bé. Chữ “tế” có nghĩa là những chuyện bình thường. Hai chữ “tử tế” gộp lại có nghĩa là cẩn thận từ những việc nhỏ bé, rồi do lâu đời ta đọc khác đi và nghĩa cũng khác đi. Sự tử tế, tử tế thật sự không phải là chuyện có tiền bạc hoặc muốn là có ngay. Nó cũng phải được học hành, được dạy dỗ, được tập luyện, kế thừa và gìn giữ. Tử tế như hoa thơm, hoa đẹp không thể thiếu được của cuộc đời”.

Lớp học Tử tế không dạy bạn làm cách nào để sống tử tế, nhưng chúng tôi sẽ cung cấp công cụ giúp các bạn có thể đưa ra những lựa chọn và sống tử tế hơn. Mỗi chúng ta vẫn đang trên hành trình làm những điều tử tế.

Đi qua nhiều cách tiếp cận về định nghĩa của sự Tử tế, chị Tiên khẳng định tinh thần chung mà lớp học mong muốn gửi đến các bạn học viên trong suốt quá trình 5 ngày học tập. Vào buổi trưa, các học viên nghỉ ngơi và dùng bữa do Ban tổ chức chuẩn bị. Tại Lớp học Tử tế, học viên được yêu cầu mang muỗng đũa cá nhân cũng như được dùng cơm trưa trong hộp giấy nhằm giảm rác thải dùng một lần nhiều nhất có thể.

Các học viên bắt đầu tiết học buổi chiều vào 13h30 với môn học do giảng viên Lê Nguyễn Duy Hậu phụ trách. Đến với chủ đề Nhận định Phải trá i – đúng, học viên được dẫn dắt qua nhiều ví dụ thực tế nhằm trả lời câu hỏi mà giảng viên đặt ra: Khi nào chúng ta xem một điều là đúng?

“People are more than one thing”

Anh Hậu gợi mở cho học viên những điểm lý thuyết để giải thích lý do vì sao chúng ta lại chọn thảo luận với người khác và chúng ta làm việc ấy vì điều gì. Kết thúc buổi học, anh Hậu đã gửi đến các bạn học viên câu nói của lý thuyết gia chính trị Hannah Arendt:  “Tư duy là cuộc trò chuyện trong im lặng giữa ta và chính ta” – Hãy nhìn xem người khác ủng hộ điều gì, đừng nhìn về những chống đối của họ.

Ngày học thứ hai 14/7/2022: Tư duy lịch sử – Triết học

Trong ngày học thứ 2, học viên được tiếp cận với môn lịch sử với chủ đề – Định kiến và xóa bỏ do giảng viên Phan Khắc Huy – Founder Echoing Drum phụ trách và Triết học do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung, giảng viên tại đại học Fulbright Việt Nam hướng dẫn.

Trong khuôn khổ môn lịch sử, anh Huy đã bắt đầu lớp học với hai câu hỏi lớn là:

  • Vì sao phải học sử?
  • Môn lịch sử có nên trở thành môn tự chọn đối với chương trình học phổ thông hay không?

Với nhiều ý kiến từ các bạn học viên, anh Huy đã đưa ra những khái niệm cơ bản và chức năng của môn lịch sử trong đời sống. Xét về bản chất, Sử học là môn học của tư duy, đối thoại và xử lý dữ liệu được chứng minh bằng hình thức và nội dung. Chính vì điều này mà lịch sử không phải là chân lý mà chỉ mang tính  tương đối.

Học viên lớp học Tử tế làm bài tập thực hành môn lịch sử

Để có thể nhận định được tương đối một điểm sử liệu hiệu quả, anh Huy hướng dẫn các học viên hãy có cho mình bốn câu hỏi cơ bản;

  1. Sử liệu đó có niên đại gần với sự kiện diễn ra hay không?.
  2. Mục đích của sử liệu được tạo ra là gì?
  3. Sử liệu có được nhiều người biết đến không?
  4. Người tạo nên sử liệu này có kinh nghiệm ghi chép về sử trước đây hay chưa?

Sau khi điểm qua các đề mục lý thuyết, anh Huy và các bạn học viên đã cùng nhau thực hành ngay thông qua hoạt động đánh giá Sử liệu từ nhiều nguồn khác nhau.

Vào buổi chiều, các học viên bước vào môn Triết học, bàn về Văn hóa chính trị phương Đông do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung hướng dẫn. Trong khuôn khổ giảng dạy, thầy Trung đã khơi gợi cho các học viên nhiều câu hỏi xoay quanh những chuyển xảy ra thường ngày hiện nay:

  • Truyền thống là gì?
  • Những điều chúng ta cho là truyền thống, nó có thật sự tồn tại hay không?
  • Văn hóa là gì?
  • Vì sao chúng ta cần hiểu về văn hóa phương Đông?

Mỗi cá nhân khi có kiến thức sẽ có cho mình thái độ phù hợp hơn vớivề chính sách,cũng như nắm được những điều cốt lõi nào đang tạo dựng nên xã hội này.

Ngày học thứ ba 15/7/2022: Thiên nhiên – Nông nghiệp bền vững

Các học viên đến với không gian học tập ngoài trời của Lớp học Tử tế khóa 1 với sự đồng hành cùng anh Thành Nguyễn, sáng lập Green Youth Collective tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Các học viên đã có cơ hội học tập, thảo luận và, khám phá một địa điểm đã quen thuộc với nhiều thế hệ người dân của TP.HCM , qua nhiều hoạt động mới lạ gắn liền với  môi trường và thiên nhiên. Các học viên đã có dịp nêu ra quan điểm của bản thân với ba câu hỏi:

  1. Có nên trồng 10 triệu cây xanh trong đô thị trong vòng 3 năm tới?
  2. Những đặc điểm có ở hoạt động bảo tồn/môi trường của người trẻ và do người trẻ
  3. Người trẻ kết nối với thiên nhiên có phải là điều dễ?

để từ đó lắng nghe câu chuyện của diễn giả để hiểu hơn về khái niệm Tái tạo, Bền vững,…

Vào buổi chiều, khách mời là chị Hằng Mai đã mang đến lớp học Nông nghiệp bền vững những góc nhìn sắc bén về câu chuyện làm nông tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Trong thời đại mà chúng ta không thể tự cung tự cấp, chúng ta cần hiểu nông nghiệp bằng cách quan sát sự vận hàng của tự nhiên. đan cài hoạt động nông nghiệp vào chuỗi thức ăn của hệ sinh thái tự nhiên mới có thể tạo nên một chuỗi sinh học bền vững.

Ngày học thứ tư 16/07/2022: Thời trang nhanh – Kịch ứng tác

Hai khách mời là Hiền Nhi, nhà thiết kế tự do và sáng tạo nội dung trên nền tảng Tiktok, và Thư Vũ, founder và CEO của Passii Việt Nam đã cùng các bạn học viên bàn luận mở chủ đề “Chuyện mặc – Thời trang bền vững và Nền kinh tế tuần hoàn”. Thông qua chủ đề này, các bạn học viên đã có thêm nhận thức về tác hại tiêu cực của thời trang nhanh đối với môi trường, hiểu thêm về Kinh tế tuần hoàn và để hệ thống tư duy để giải quyết vấn đề thời trang nhanh.

Đến với giờ học Kịch ứng tác, các bạn học viên được tham gia một hình thức học tập, vận động mới lạ với sự dẫn dắt củachị Lê An, hiện đang là đạo diễn sân khấu và là nhà sáng lập của Saigon the Theatreland cùng trợ giảng. Với cách dẫn dắt tự nhiên và những hoạt động mang tính tương tác vô cùng thú vị như làm quen qua tên và tính cách, trao và nhận quà, thảo luận nhóm, học viên đã tự mình khám phá chính chính bản thân và tìm hiểu được những cách giao tiếp hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, kể chuyện và diễn kịch sáng tạo theo tranh và bắt chước động tác người đối diện là những hoạt động thực hành kịch ứng tác một cách tự nhiên, mới lạ và độc đáo, giúp học viên có thể nâng cao khả năng quan sát và ứng biến linh hoạt các tình huống, tăng khả năng phóng chiếu của bản thân mình với những cá nhân xung quanh.

Buổi học sáng chủ nhật 17/07/2022: Tôn trọng sự đa dạng- Bế giảng Lớp học Tử tế

Buổi thảo luận mở “Tôn trọng sự đa dạng, cùng nhau chung sống” được điều hành bởi ba khách mời là chị Đinh Hồng Hạnh, anh Lương Thế Huy và anh Tuam Khaab. Mở đầu buổi học, anh Thế Huy cởi mở chia sẻ với mọi người về những sự khác nhau, đặc trưng riêng của mỗi cá nhân. Chị Hồng Hạnh bổ sung cho phần chia sẻ của anh Thế Huy nhiều thông tin xoay quanh những vấn đề về các nhóm khác biệt, thang đo phân biệt đối xử,… nhằm cho học viên thấy được một cách bao quát các nhóm đối tượng yếu thế cần quan tâm giúp đỡ là nhóm nào.

Trong phần thảo luận được điều phối bởi anh Tuam, các bạn học viên đã có cơ hội biết đến những ngộ nhận về cộng đồng người Hmongg đang tồn tại Anh Tuam đã giới thiệu đến các bạn học viên đi qua những nét văn hóa nổi bật, đặc trưng, các tục lệ của người Hmong cũng như đưa ra những so sánh để tìm ra nguyên nhân vì sao văn hóa của người Hmong bị hiểu nhầm trong dòng văn hóa đại chúng như hiện nay. Có cho mình một tư duy cởi mở và tìm tòi về văn hóa, mỗi chúng ta sẽ nhìn thấy nhiều vấn đề của cộng đồng hiện nay hơn là chỉ tiếp thu thông tin một cách bị động.

Cũng trong buổi sáng ngày 17/7, Lớp học Tử tế khóa 1 cũng đã tổ chức lễ bế giảng bằng cách nhìn nhận cùng nhau những điều đã học được trong suốt 5 ngày vừa qua. Ban cán sự lớp đã nhận được nhiều phản hồi tích cực của các học viên tham dự và từ giảng viên, khách mời đứng lớp. Chúng tôi hy vọng rằng, 5 ngày học đã giúp cho các bạn học viên nuôi dưỡng tư duy của mình một cách cởi mở hơn, tử tế hơn với cộng đồng của chính mình.\

Quỹ hỗ trợ tài năng Lương Văn Can xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các nhà tài trợ và các vị diễn giả đã dành thời gian, tâm huyết tham gia chia sẻ với các bạn học viên. Hy vọng qua chương trình, các bạn học viên có thể hình thành và trang bị những kiến thức, kĩ năng phù hợp cho tương lai.

Tổng hợp tin: Ban truyền thông LVCF

Tháng 7/2022, Quỹ Lương Văn Can lần đầu tiên tổ chức chương trình Lớp học Tử tế dành cho cộng đồng người trẻ trong độ tuổi từ 18-25, đang quan tâm đến các vấn đề xã hội và mong muốn tạo nên nhiều giá trị tích cực. Khóa học kết thúc với sự đón nhận tích cực từ các học viên. Chương trình bao gồm 9 buổi học với chủ đề đa dạng, trải dài từ triết học, xã hội học đến môi trường. Trong đợt tuyển sinh đầu tiên, lớp học đã chọn ra 35 học viên xuất sắc trong tổng số hơn 200 ứng viên nộp đơn.

Ngày học đầu tiên 13/7/2022: Sinh hoạt lớp – Phải trái đúng sai

Trong ngày học đầu tiên, các học viên đã làm quen với nhau thông qua nhiều hoạt động nhóm, thảo luận và chia sẻ cá nhân. Giảng viên đứng lớp trong ngày đầu tiên là chị Phạm Thủy Tiên – Thành viên hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ tài năng Lương Văn Can và anh Lê Nguyễn Duy Hậu, luật sư, nhà nghiên cứu về chính sách và pháp luật hiến pháp.

Với tiết Sinh hoạt đầu khóa, các bạn học viên và chị Thủy Tiên đã cùng nhau lên một danh sách thể hiện những điều mà học viên mong muốn đạt được sau khi hoàn thành xong lớp học. Những điều này không cần phải quá lớn lao, cũng không cần phải mang lại ngay một giá trị nào cho cộng đồng mà là những điều thực tế, có thể nhìn thấy được ngay. Sau khi hoàn thành bảng kỳ vọng, học viên có cơ hội chia sẻ với nhau quan điểm của mình về sự tử tế trong phần  Tử tế Collection. Với đã dạng các góc nhìn về việc Tử tế, giảng viên phụ trách lớp đã hệ thống lại định nghĩa về Tử tế một cách khúc chiết nhất bằng định nghĩa  của đạo diễn Trần Xuân Thủy trong tác phẩm Chuyện tử tế:

Tử tế […] gốc của nó là từ chữ Hán. Chữ “tử” có nghĩa là những chuyện nhỏ bé. Chữ “tế” có nghĩa là những chuyện bình thường. Hai chữ “tử tế” gộp lại có nghĩa là cẩn thận từ những việc nhỏ bé, rồi do lâu đời ta đọc khác đi và nghĩa cũng khác đi. Sự tử tế, tử tế thật sự không phải là chuyện có tiền bạc hoặc muốn là có ngay. Nó cũng phải được học hành, được dạy dỗ, được tập luyện, kế thừa và gìn giữ. Tử tế như hoa thơm, hoa đẹp không thể thiếu được của cuộc đời”.

 

Lớp học Tử tế không dạy bạn làm cách nào để sống tử tế, nhưng chúng tôi sẽ cung cấp công cụ giúp các bạn có thể đưa ra những lựa chọn và sống tử tế hơn. Mỗi chúng ta vẫn đang trên hành trình làm những điều tử tế.

Đi qua nhiều cách tiếp cận về định nghĩa của sự Tử tế, chị Tiên khẳng định tinh thần chung mà lớp học mong muốn gửi đến các bạn học viên trong suốt quá trình 5 ngày học tập. Vào buổi trưa, các học viên nghỉ ngơi và dùng bữa do Ban tổ chức chuẩn bị. Tại Lớp học Tử tế, học viên được yêu cầu mang muỗng đũa cá nhân cũng như được dùng cơm trưa trong hộp giấy nhằm giảm rác thải dùng một lần nhiều nhất có thể.

Các học viên bắt đầu tiết học buổi chiều vào 13h30 với môn học do giảng viên Lê Nguyễn Duy Hậu phụ trách. Đến với chủ đề Nhận định Phải trá i – đúng, học viên được dẫn dắt qua nhiều ví dụ thực tế nhằm trả lời câu hỏi mà giảng viên đặt ra: Khi nào chúng ta xem một điều là đúng?

“People are more than one thing”

Anh Hậu gợi mở cho học viên những điểm lý thuyết để giải thích lý do vì sao chúng ta lại chọn thảo luận với người khác và chúng ta làm việc ấy vì điều gì. Kết thúc buổi học, anh Hậu đã gửi đến các bạn học viên câu nói của lý thuyết gia chính trị Hannah Arendt:  “Tư duy là cuộc trò chuyện trong im lặng giữa ta và chính ta” – Hãy nhìn xem người khác ủng hộ điều gì, đừng nhìn về những chống đối của họ.

Ngày học thứ hai 14/7/2022: Tư duy lịch sử – Triết học

Trong ngày học thứ 2, học viên được tiếp cận với môn lịch sử với chủ đề – Định kiến và xóa bỏ do giảng viên Phan Khắc Huy – Founder Echoing Drum phụ trách và Triết học do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung, giảng viên tại đại học Fulbright Việt Nam hướng dẫn.

Trong khuôn khổ môn lịch sử, anh Huy đã bắt đầu lớp học với hai câu hỏi lớn là:

  • Vì sao phải học sử?
  • Môn lịch sử có nên trở thành môn tự chọn đối với chương trình học phổ thông hay không?

Với nhiều ý kiến từ các bạn học viên, anh Huy đã đưa ra những khái niệm cơ bản và chức năng của môn lịch sử trong đời sống. Xét về bản chất, Sử học là môn học của tư duy, đối thoại và xử lý dữ liệu được chứng minh bằng hình thức và nội dung. Chính vì điều này mà lịch sử không phải là chân lý mà chỉ mang tính  tương đối.

Học viên lớp học Tử tế làm bài tập thực hành môn lịch sử

Để có thể nhận định được tương đối một điểm sử liệu hiệu quả, anh Huy hướng dẫn các học viên hãy có cho mình bốn câu hỏi cơ bản;

  1. Sử liệu đó có niên đại gần với sự kiện diễn ra hay không?.
  2. Mục đích của sử liệu được tạo ra là gì?
  3. Sử liệu có được nhiều người biết đến không?
  4. Người tạo nên sử liệu này có kinh nghiệm ghi chép về sử trước đây hay chưa?

Sau khi điểm qua các đề mục lý thuyết, anh Huy và các bạn học viên đã cùng nhau thực hành ngay thông qua hoạt động đánh giá Sử liệu từ nhiều nguồn khác nhau.

Vào buổi chiều, các học viên bước vào môn Triết học, bàn về Văn hóa chính trị phương Đông do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung hướng dẫn. Trong khuôn khổ giảng dạy, thầy Trung đã khơi gợi cho các học viên nhiều câu hỏi xoay quanh những chuyển xảy ra thường ngày hiện nay:

  • Truyền thống là gì?
  • Những điều chúng ta cho là truyền thống, nó có thật sự tồn tại hay không?
  • Văn hóa là gì?
  • Vì sao chúng ta cần hiểu về văn hóa phương Đông?

Mỗi cá nhân khi có kiến thức sẽ có cho mình thái độ phù hợp hơn vớivề chính sách,cũng như nắm được những điều cốt lõi nào đang tạo dựng nên xã hội này.

Ngày học thứ ba 15/7/2022: Thiên nhiên – Nông nghiệp bền vững

Các học viên đến với không gian học tập ngoài trời của Lớp học Tử tế khóa 1 với sự đồng hành cùng anh Thành Nguyễn, sáng lập Green Youth Collective tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Các học viên đã có cơ hội học tập, thảo luận và, khám phá một địa điểm đã quen thuộc với nhiều thế hệ người dân của TP.HCM , qua nhiều hoạt động mới lạ gắn liền với  môi trường và thiên nhiên. Các học viên đã có dịp nêu ra quan điểm của bản thân với ba câu hỏi:

  1. Có nên trồng 10 triệu cây xanh trong đô thị trong vòng 3 năm tới?
  2. Những đặc điểm có ở hoạt động bảo tồn/môi trường của người trẻ và do người trẻ
  3. Người trẻ kết nối với thiên nhiên có phải là điều dễ?

để từ đó lắng nghe câu chuyện của diễn giả để hiểu hơn về khái niệm Tái tạo, Bền vững,…

Vào buổi chiều, khách mời là chị Hằng Mai đã mang đến lớp học Nông nghiệp bền vững những góc nhìn sắc bén về câu chuyện làm nông tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Trong thời đại mà chúng ta không thể tự cung tự cấp, chúng ta cần hiểu nông nghiệp bằng cách quan sát sự vận hàng của tự nhiên. đan cài hoạt động nông nghiệp vào chuỗi thức ăn của hệ sinh thái tự nhiên mới có thể tạo nên một chuỗi sinh học bền vững.

Ngày học thứ tư 16/07/2022: Thời trang nhanh – Kịch ứng tác

Hai khách mời là Hiền Nhi, nhà thiết kế tự do và sáng tạo nội dung trên nền tảng Tiktok, và Thư Vũ, founder và CEO của Passii Việt Nam đã cùng các bạn học viên bàn luận mở chủ đề “Chuyện mặc – Thời trang bền vững và Nền kinh tế tuần hoàn”. Thông qua chủ đề này, các bạn học viên đã có thêm nhận thức về tác hại tiêu cực của thời trang nhanh đối với môi trường, hiểu thêm về Kinh tế tuần hoàn và để hệ thống tư duy để giải quyết vấn đề thời trang nhanh.

Đến với giờ học Kịch ứng tác, các bạn học viên được tham gia một hình thức học tập, vận động mới lạ với sự dẫn dắt củachị Lê An, hiện đang là đạo diễn sân khấu và là nhà sáng lập của Saigon the Theatreland cùng trợ giảng. Với cách dẫn dắt tự nhiên và những hoạt động mang tính tương tác vô cùng thú vị như làm quen qua tên và tính cách, trao và nhận quà, thảo luận nhóm, học viên đã tự mình khám phá chính chính bản thân và tìm hiểu được những cách giao tiếp hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, kể chuyện và diễn kịch sáng tạo theo tranh và bắt chước động tác người đối diện là những hoạt động thực hành kịch ứng tác một cách tự nhiên, mới lạ và độc đáo, giúp học viên có thể nâng cao khả năng quan sát và ứng biến linh hoạt các tình huống, tăng khả năng phóng chiếu của bản thân mình với những cá nhân xung quanh.

Buổi học sáng chủ nhật 17/07/2022: Tôn trọng sự đa dạng- Bế giảng Lớp học Tử tế

Buổi thảo luận mở “Tôn trọng sự đa dạng, cùng nhau chung sống” được điều hành bởi ba khách mời là chị Đinh Hồng Hạnh, anh Lương Thế Huy và anh Tuam Khaab. Mở đầu buổi học, anh Thế Huy cởi mở chia sẻ với mọi người về những sự khác nhau, đặc trưng riêng của mỗi cá nhân. Chị Hồng Hạnh bổ sung cho phần chia sẻ của anh Thế Huy nhiều thông tin xoay quanh những vấn đề về các nhóm khác biệt, thang đo phân biệt đối xử,… nhằm cho học viên thấy được một cách bao quát các nhóm đối tượng yếu thế cần quan tâm giúp đỡ là nhóm nào.

Trong phần thảo luận được điều phối bởi anh Tuam, các bạn học viên đã có cơ hội biết đến những ngộ nhận về cộng đồng người Hmongg đang tồn tại Anh Tuam đã giới thiệu đến các bạn học viên đi qua những nét văn hóa nổi bật, đặc trưng, các tục lệ của người Hmong cũng như đưa ra những so sánh để tìm ra nguyên nhân vì sao văn hóa của người Hmong bị hiểu nhầm trong dòng văn hóa đại chúng như hiện nay. Có cho mình một tư duy cởi mở và tìm tòi về văn hóa, mỗi chúng ta sẽ nhìn thấy nhiều vấn đề của cộng đồng hiện nay hơn là chỉ tiếp thu thông tin một cách bị động.

Cũng trong buổi sáng ngày 17/7, Lớp học Tử tế khóa 1 cũng đã tổ chức lễ bế giảng bằng cách nhìn nhận cùng nhau những điều đã học được trong suốt 5 ngày vừa qua. Ban cán sự lớp đã nhận được nhiều phản hồi tích cực của các học viên tham dự và từ giảng viên, khách mời đứng lớp. Chúng tôi hy vọng rằng, 5 ngày học đã giúp cho các bạn học viên nuôi dưỡng tư duy của mình một cách cởi mở hơn, tử tế hơn với cộng đồng của chính mình.\

Quỹ hỗ trợ tài năng Lương Văn Can xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các nhà tài trợ và các vị diễn giả đã dành thời gian, tâm huyết tham gia chia sẻ với các bạn học viên. Hy vọng qua chương trình, các bạn học viên có thể hình thành và trang bị những kiến thức, kĩ năng phù hợp cho tương lai.

Tổng hợp tin: Ban truyền thông LVCF